Dưới quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1951–nay) Lịch_sử_Tây_Tạng

"Lưu ý của cảnh sát: Không phát tán bất kỳ suy nghĩ hay đồ vật độc hại nào". Một tấm biến ba ngôn ngữ (Anh, Hán, Tạng) trên lối vào một quán cà phê nhỏ tại Nyalam, Tây Tạng, 1993.

Năm 1949, nhận thấy Đảng Cộng sản Trung Hoa, với sự trợ giúp từ Iosif Stalin, dần chiếm quyền kiểm soát Trung Quốc, hội đồng Kashag đã trục xuất tất cả những người Trung Quốc có liên quan tới chính phủ, mặc cho những phản đối của cả Quốc Dân đảng lẫn Đảng Cộng sản [77]. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào tháng 10 năm 1949 sau khi Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông giành thắng lợi. Năm 1950, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đã tiến vào Qamdo, đánh bại những sự kháng cự yếu ớt của quân đội Tây Tạng. Năm 1951, đại diện của Tây Tạng tới Bắc Kinh hội đàm với chính phủ Trung Quốc. Thỏa thuận Mười bảy điểm về giải phóng hòa bình Tây Tạng được kí kết, chính thức hóa chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng, dù điều này cho tới nay vẫn bị Chính phủ lưu vong Tây Tạng bác bỏ [78].

Ngay từ đầu, rõ ràng việc hợp nhất Tây Tạng vào Trung Quốc Cộng sản sẽ mang hai hình thái xã hội đối lập mặt đối mặt nhau. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc không vội vàng cải cách xã hội tại Tây Tạng. Ngược lại, từ năm 1951 tới năm 1959, dù có 20.000 quân Trung Quốc đóng tại Ü-Tsang, chính phủ thần quyền truyền thống với các Dalai Lama vẫn được duy trì tại Tây Tạng nhằm duy trì tính biểu tượng từ thời kỳ độc lập trên thực tế [79].

Đảng Cộng sản nhanh chóng loại bỏ chế độ nô lệ và chế độ nông nô bằng phương pháp truyền thống của họ. Họ cũng khẳng định đã giảm thuế, thất nghiệp, ăn xin và đã tiến hành các dự án việc làm tại Tây Tạng. Họ thành lập các trường học thế tục, phá vỡ sự độc quyền giáo dục của các tu viện, đồng thời xây dựng hệ thống điện và nước sinh hoạt tại Lhasa [80].

Khu vực phía đông Kham, trước đây thuộc Tây Khang, được sáp nhập vào Tứ Xuyên. Tây Kham được đặt dưới quyền của Ủy ban quân sự Qamdo. Tại những khu vực này, cải cách ruộng đất đã được tiến hành. Điều này khiến những kẻ kích động được Đảng Cộng sản gọi là "địa chủ" - đôi khi được chọn một cách tùy tiện - cho thamzing, hay Đại hội Phê bình-Đấu tranh, để công chúng công khai hạ nhục, tra tấn, hành hạ và thậm chí là giết chết [81][82].

Ga Tanggula, có độ cao 5,068 m (16,63 ft), là ga tàu cao nhất thế giới

Đến năm 1956, tình hình bất ổn diễn ra ở phía đông Kham và Amdo, những nơi mà cải cách ruộng đất được thực hiện toàn diện nhất. Các cuộc khởi nghĩa lan rộng tới tây Kham và Ü-Tsang. Năm 1956-57, lính du kích Tạng có vũ trang đã phục kích các đoàn xe của Giải phóng quân. Cuộc nổi dậy nhận được sự hỗ trợ từ Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), bao gồm huấn luyện quân sự, trại hỗ trợ tại Nepal và một số không vận [83]. Trong lúc đó tại Hoa Kỳ, Hiệp hội vì châu Á tự do Hoa Kỳ, một mặt trận được CIA tài trợ, đã tích cực công khai sự phản kháng của người Tạng, với anh cả của Dalai Dama thứ 14, Thubten Norbu, đóng vai trò quan trọng trong tổ chức. Người anh trứ hai của Dalai Lama là Gyalo Thondup đã thiết lập một hoạt động tình báo với CIA ngay từ năm 1951. Sau đó ông đã nâng cấp nó lên thành một đơn vị du kích được huấn luyện bởi CIA, những người đã nhảy dù trở lại Tây Tạng [84].

Nhiều lính biệt kích và điệp viên người Tạng được CIA đưa vào Tây Tạng là dòng dõi quý tộc, 90 phần trăm trong số họ không còn nghe được tin tức gì nữa, theo báo cáo của chính CIA, có nghĩa là nhiều khả năng họ đã bị bắt và giết [85]. Ginsburg và Mathos đi đến kết luận rằng: "Theo như những gì có thể xác nhận được, phần lớn dân chúng Lhasa và các vùng nông thôn gần kề đã thất bại trong việc tham gia chiến đấu chống Trung Quốc từ khi bắt đầu tới khi tiến hành" [86]. Theo nhiều nguồn khác, hàng ngàn thường dân Tây Tạng đã tham gia khởi nghĩa [68]. Các tài liệu của Liên Xô cung cấp thông tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc, với hỗ trợ trang thiết bị quân sự từ Liên Xô, đã sử dụng máy bay Liên Xô nhằm ném bom các tu viện và dùng cho nhiều động thái trừng phạt khác tại Tây Tạng [68].

Năm 1959, cuộc đàn áp quân sự của Trung Quốc tại Kham và Amdo đã dẫn tới cuộc "nổi dậy Tây Tạng 1959". Kháng chiến toàn diện lan rộng khắp Tây Tạng. Lo sợ Dalai Lama bị bắt giữ, người dân Tạng không vũ trang đã vây kín nơi ở của ông, sau đó Dalai Lama đã phải chạy tới Ấn Độ [87][88].

Giai đoạn từ 1959-1962 được đánh dấu bởi nạn đói kéo dài trong nạn đói lớn ở Trung Quốc do hạn hán và bởi những chính sách của Trung Quốc trong Đại nhảy vọt đã ảnh hưởng tới toàn Trung Quốc chứ không riêng gì Tây Tạng. Panchen Lama thứ 10 là một quan sát viên sâu sắc về Tây Tạng trong thời kỳ này, đã viết bức thư 70.000 chữ (thất vạn ngôn thư) nhằm trình bày sự thống khổ của người Tạng và gửi nó tới Chu Ân Lai vào tháng 5 năm 1962.

Năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ có một trận chiến ngắn tại khu vực Aksai Chin. Mặc dù giành thắng lợi, quân đội Trung Quốc vẫn rút lui về phía bắc Phòng tuyến McMahon [72].

Đàn áp quân sự tại Ngaba sau bạo động năm 2008 tại Tây Tạng

Năm 1965, các khu vực từng thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Ganden Phodrang từ năm 1910 tới 1959 (Ü-Tsang và tây Kham) được đổi tên thành Khu tự trị Tây Tạng, với Chủ tịch Khu tự trị là người Tạng. Tuy nhiên, quyền lực thực sự tại Tây Tạng được nắm giữ bởi Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng, chức vụ người Tạng chưa bao giờ nắm giữ [89]. Vai trò của người Tạng trong các cấp cao hơn của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn còn rất hạn chế [90].

Từ năm 1959-1961, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá hủy hơn 6.000 tu viện tại Tây Tạng [91]. Trong những năm 1960, các cơ sở tu viện bị phá bỏ và thay vào đó là các trường học thế tục. Trong Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, Hồng vệ binh [92] đã tổ chức một chiến dịch phá hoại nhắm vào các địa điểm văn hóa trên toàn Trung Quốc, bao gồm cả di sản Phật giáo Tây Tạng [93]. Theo một số nguồn Trung Quốc, chỉ có một số tu viện mang nặng tính truyền thống và tôn giáo còn sót lại mà không có thiệt hại lớn [94].

Năm 1989, Panchen Lama qua đời ở tuổi 50 sau một cơn đau tim [95].

Trung Quốc tiếp tục mô tả sự cai trị ở Tây Tạng như một sự cải thiện thuần tùy, nhưng một số chính phủ vẫn tiếp tục phản đối chính sách cái trị của Trung Quốc tại Tây Tạng, nhiều tổ chức như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã cáo buộc sự vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, hầu hết các chính phủ đều công nhận quyền cai trị của Trung Quốc tại Tây Tạng ngày nay, và chưa có ai công nhận Chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Ấn Độ.

Bạo động một lần nữa nổ ra vào năm 2008. Nhiều người Hán và Hồi đã bị tấn công trong cuộc bạo động, cửa hàng của họ bị phá hoại hoặc đốt cháy. Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng, áp đặt lệnh giới nghiêm và hạn chế nghiêm ngặt việc tiếp cận khu vực Tây Tạng. Phản ứng quốc tế cũng ngay lập tức và gay gắt, với nhiều nhà lãnh đạo đã lên án cuộc đàn áp quân sự của Trung Quốc, một số khác thì ủng hộ hành động này.

Năm 2018, hãng sản xuất ô tô tại Đức Mercedes-Benz đã phải hoàn nguyên một quảng cáo và xin lỗi vì đã "làm tổn thương cảm xúc" của người Trung Quốc bằng cách trích dẫn lời của Dalai Lama [96][97].

Chính phủ lưu vong Tây Tạng

Dalai Lama thứ 14 gặp mặt tổng thống George W. Bush tại Nhà Trắng vào ngày 23 tháng 5 năm 2001.

Sau cuộc nổi dậy tại Lhasa và chuyến bay của Dalai Lama thứ 14 từ Tây Tạng năm 1959, chính phủ Ấn Độ đã chấp nhận cho người Tạng tị nạn. Ấn Độ đã thiếp lập một khu vực cho người tị nạn tại Dharamsala, đại bản doanh của Dalai Lama và Chính phủ lưu vong Tây Tạng hiện nay.

Dalai Lama thứ 14, Tenzin Gyatso

Hoàn cảnh của những người Tạng tị nạn đã thu hút sự chú ý của quốc tế khi Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần và tôn giáo của người Tạng, đoạt giải Nobel hòa bình vào năm 1989 nhờ vào sự kiên định không lay chuyển trong việc phản đối sự chiếm đóng của Trung Quốc tại Tây Tạng trong hòa bình. Từ đó ông nhận được sự đánh giá cao từ các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Năm 2006, ông trở thành một trong sáu người duy nhất từng được trao tặng quốc tịch Canada danh dự. Năm 2007, ông được tổng thống Bush trao tặng Huân chương vàng của Quốc hội. Phía Trung Quốc luôn phản đối việc cuộc hội kiến chính thức với lãnh đạo chính phủ Tây Tạng lưu vong.

Cộng đồng người Tạng lưu vong tại Ấn Độ đã được mở rộng kể từ năm 1959. Người Tạng đã tái tạo nhiều tu viện Tạng tại Ấn Độ và hiện nay có tới hàng chục ngàn tăng lữ. Họ cũng thành lập trường học và bệnh viện của người Tạng, và Thư viện lưu trữ các công trình của người Tạng, tất cả nhằm duy trì truyền thống và văn hóa của người Tạng. Các lễ hội của ngượi Tạng như điệu nhảy của các Lama, Tết Losar hay lễ hội cầu nguyện Monlam vẫn được tiến hành trong tình trạng lưu vong.

Năm 2008, Dalai Lama thứ 14 tuyên bố rằng "Tây Tạng muốn tự trị, không phải độc lập [98]". Tuy nhiên, phía Trung Quốc không tin tưởng và cho rằng ông vẫn chưa từ bỏ sứ mệnh giành độc lập cho Tây Tạng.

Các cuộc hội đàm giữa đại diện của các Dalai Lama và chính phủ Trung Quốc đã được nối lại vào tháng 5 năm 2008 nhưng tình hình không có nhiều tiến triển [99].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Tây_Tạng http://english.chinatibetnews.com/Culture/The_Past... http://www.dalailama.com/news.42.htm http://folkdoc.com/classic/p04/da001.htm http://info-buddhism.com/Christian_Missionary_Enga... http://www.thetibetpost.com/en/outlook/opinions-an... http://cc.purdue.edu/~wtv/tibet/article/art4.html //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19955425 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2795552 http://www.irenees.net/en/fiches/analyse/fiche-ana... http://www.mainstreamweekly.net/article2582.html